Cách bảo quản áo dài lụa Hà Đông
Áo dài lụa Hà Đông dù lụa có lợi thế mềm mại, nhẹ nhàng, tôn lên sự quyến rũ và sang trọng cho người mặc nhưng đây cũng là loại vải kén người dùng và phải biết cách giữ gìn, bảo quản nếu không sẽ rất nhanh hỏng.
Sau khi lấy ao dài từ cửa hàng may hoặc thuê áo dài về, bạn nên giặt qua một lần trước mặc. Khi giặt các sản phẩm từ lụa nói chung và áo dài nói riêng, bạn nên giặt bằng tay, không chà xát hoặc vò mạnh. Sử dụng bột giặt / xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ. Không nên sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó có độ tẩy rửa mạnh, dễ gây “xót” sợi vải khiến nó bị bục, mòn. Bạn cũng có thể giặt khô để giữ áo dài của mình được bền màu.
Lưu ý phơi ở nơi thoáng mát và có dưới bóng râm, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến các sợi tơ bị giòn, khô và cứng. Nếu bạn thường xuyên phơi các sản phẩm từ lụa ở nơi có nhiệt độ cao, bạn sẽ nhận thấy áo nhanh phai màu, mất đi độ bóng và sắc ánh tự nhiên của vải, sản phẩm trở nên nhanh cũ và sờn hơn.
Khi là / ủi, bạn nên thực hiện khi áo dài còn ẩm hoặc bạn nên sử dụng bàn là hơi nước và là ở mặt trái của áo dài, là ở mức nhiệt độ thấp (có biểu tượng lụa trên bàn là ). Tuy nhiên nếu trong trường hợp áo dài đã khô, bạn có thể đặt một chiếc khăn hoặc mảnh vải trắng được làm ẩm lên trên áo dài trước khi là / ủi.
Mỗi lần mặc xong bạn nên giặt ngay để tránh bị ố lớp vải lụa. Bạn nên treo áo dài chứ không nên gấp để giữ được dáng áo bền đẹp.
Khi chọn mua áo dài lụa Hà Đông, bạn cũng nên để ý đến kết cấu các sợi tơ tằm trên mảnh vải. Bạn có thể sử dụng ngón tay miết vào đầu vải để kiểm tra độ liên kết của các sợi tơ tằm. Nếu các sợi tơ bị co hoặc xô dạt thì chất lượng mảnh vải không được tốt do bị dệt thưa. Bạn nên chọn mảnh vải có các sợ tơ liên kết tốt để khi may áo không dễ bị xước, rạn vải.
Chúc các bạn sẽ chọn được một tấm lụa như ý để may áo dài , đặc biệt là những nữ sinh sắp đến trường sau kỳ nghỉ hè khá dài.
Tham khảo thêm bài viết: áo dài thiết kế cao cấp